|
|
Cách phòng trừ Ruồi đục thân và Xén tóc đục thân cây mì - 23/11/2012 |
|
Sau lúa và ngô, cây khoai mì là cây lương thực đứng thứ 3 ở VN. Khoai mì được trồng ở tất cả các vùng sinh thái trong cả nước, tập trung nhiều nhất là vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Đối với Ruồi đục thân và Xén tóc đục thân cây mì cần tiến hành phòng trừ như sau: |
|
1) RUỒI ĐỤC THÂN (Anastrepha manihotis-họ : Trypetidae-Bộ:Diptera)
Ruồi trưởng thành màu vàng, sâu non màu trắng ngà
Trứng đẻ vào quả hoặc thân non cách búp tận cùng khoảng 10-20cm. Sâu non đục vào trong thân, mủ từ vết đục chảy ra.Vết đục tạo điều kiện cho loài vi khuẩn Erwinia carotovora xâm nhập làm cho cành bị chết và tăng mức độ tác hại
Ruồi và VK phá hại mạnh vào giai đoạn sinh trưởng đầu của cây khai mì, khi có ẩm độ cao
Phòng trừ:
+ Sử lý hom giống bằng hổn hợp thuốc trừ sâu và trừ khuẩn
+Dùng thuốc trừ sâu có khã năng nội hấp bón vào đất hoặc phun lên lá khi mới có cây bị hại như các loại thuốc hạt Cazinon 10H, Cagent 3G, Palm 5H và thuốc phun như Anitox 50SC, Ace 5EC, Canon 100SL, Carmethrin 10EC và 25EC, Fentox 25EC, Careman 40EC
2) XÉN TÓC ĐỤC THÂN (Lagochirus manihotis-họ: Cerambycidae-bộ:Coleoptera)
Xén tóc dài 25mm. Sâu non màu trắng hoặc nâu nhạt, đẫy sức dài 30mm
Trưởng thành đẻ trứng trên thân, rải rác từng quả.
Sâu non đục trong thân thành những đường hầm, đôi khi đục cả củ. Thân bị đục dễ gãy ngang.Tác hại nói chung rải rác
Phòng trừ:
Rải thuốc trừ sâu quanh gốc cây như Cazinon 10H, Cagent 3G, Palm 5H, Catodan 10H
|
Hữu An |
Theo CPC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|